Rối loạn lo âu là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa ?

Định nghĩa về rối loạn lo âu:

Bài viết được viết bởi Nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Bác sĩ Ngô Tuấn Khiêm: bác sĩ giỏi và hiện làm việc tại bệnh viện Bạch Mai, chuyên điều trị rối loạn lo âu. Bác sĩ là thành viên của “Viện y học giấc ngủ Hoa Kỳ”, chứng chỉ quốc tế về “rối loạn giấc ngủ” của Đại học Michigan, Hoa Kỳ…

Các bệnh nhân có thể KHÁM ONLINE qua video call (KHÔNG MẤT CHI PHÍ điều trị cho đến khi bạn hoàn toàn khỏi lo âu, sau khi hết lo âu thì tùy tâm bạn trả chi phí, nếu bạn khó khăn thì không cần trả) hoặc khám trực tiếp tại BV Bạch Mai.

Rối loạn lo âu là một khái niệm dùng để mô tả tình trạng rối loạn cảm xúc, xuất hiện các triệu chứng khó chịu và nỗi sợ vô căn cụ thể, như cảm giác mơ hồ lo sợ, ra mồ hôi, đau đầu, miệng khô, bứt rứt, cảm giác siết chặt ở ngực, khó chịu vùng thượng vị, và bồn chồn không thể yên một chỗ. Sự khác biệt giữa lo lắng trong cuộc sống hàng ngày và lo âu do tình trạng bệnh lý là:

  • Lo lắng thường gặp: xuất hiện khi có sự kiện cụ thể gây lo lắng và thường biến mất khi sự kiện đó được giải quyết.
  • Lo âu bệnh lý: không có nguyên nhân cụ thể hoặc biểu hiện quá mức, gây ra những triệu chứng không dễ chịu và căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Các triệu chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, đôi khi xuất hiện bất ngờ hoặc phát triển dần dần và có thể kéo dài. Điều quan trọng là phải nhận biết sớm các triệu chứng để có thể điều trị kịp thời.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu là:

  • Cảm giác căng thẳng và lo lắng quá mức: Đây là dấu hiệu chính của rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh và những người xung quanh.
  • Không thể ngồi yên: Khi căng thẳng và lo lắng, người bệnh không thể giữ được bình tĩnh, thường nói nhiều và di chuyển không ngừng, khó có thể tập trung suy nghĩ.
  • Khả năng tập trung giảm sút: Căng thẳng liên tục có thể làm giảm khả năng tập trung và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
  • Sợ hãi không lý do: Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi mà không biết nguyên nhân, và nếu tình trạng này kéo dài có thể trở thành vấn đề tâm lý nghiêm trọng như ám ảnh.
  • Các triệu chứng về thể chất: Tim đập nhanh, thở gấp, run rẩy, ra mồ hôi, tê cứng tay chân, và đi tiểu thường xuyên.
  • Mệt mỏi và đau nhức: Cảm giác mệt mỏi, uể oải và đau mỏi cơ thể.
  • Choáng váng và đau đầu: Những triệu chứng này có thể làm giảm lòng tự trọng, cản trở công việc và mối quan hệ xã hội.
  • Rối loạn tiêu hóa và thay đổi cân nặng: Thay đổi tâm trạng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị và trao đổi chất, dẫn đến tăng hoặc giảm cân không kiểm soát.
  • Rối loạn giấc ngủ: Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra tình trạng buồn ngủ hoặc thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Nghi ngờ bản thân: Người bệnh thường tự đặt câu hỏi và nghi ngờ về bản thân và các tình huống, dẫn đến thiếu tự tin.

Nguyên nhân của rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác, tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn này:

  • Yếu tố tâm lý: Những người có tính cách hay lo lắng hoặc đã trải qua chấn thương tâm lý từ khi còn nhỏ.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh tâm lý cao hơn nếu có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tâm lý.
  • Yếu tố môi trường và xã hội: Áp lực và căng thẳng liên tục từ công việc, môi trường sống, và gia đình có thể làm tăng nguy cơ.
  • Yếu tố thần kinh: Các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh cũng có thể là nguyên nhân

Kênh của bs Khiêm được hàng nghìn người thích, theo dõi:

@bskhiembachmai

Bác sĩ đã được nhiều kênh truyền hình như VTC1, nhiều đài báo lớn như báo Sức khỏe đời sống, báo Dân trí, báo Lao động, Vnexpress, Vietnamnet… phỏng vấn và đưa tin.

Xem thông tin Bác sĩ Khiêm Bạch mai tại https://ngotuankhiem.com/gioi-thieu/

Chẩn đoán rối loạn lo âu

Để chẩn đoán rối loạn lo âu, các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần thường thực hiện một loạt các bước. Trước hết, họ tiến hành việc hỏi chi tiết về các triệu chứng và lịch sử bệnh của bệnh nhân. Bằng cách trò chuyện lâm sàng, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần cố gắng hiểu rõ hơn về triệu chứng và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Để đưa ra chẩn đoán rối loạn lo âu, họ thường tuân theo các tiêu chí được nêu trong Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (DSM), một tài liệu được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ và được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Để được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu, bệnh nhân cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Cảm thấy lo lắng và căng thẳng về một số sự kiện hoặc hoạt động trong hầu hết các ngày trong tuần, trong ít nhất sáu tháng.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc gây lo lắng quá mức.
  • Lo âu hoặc lo lắng gây ra căng thẳng đáng kể hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Lo lắng không phải do các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như tấn công hoảng loạn, lạm dụng chất, hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).
  • Tại ít nhất ba trong số các triệu chứng sau đây ở người lớn và ít nhất một trong những triệu chứng sau đây ở trẻ em: bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung, khó chịu, cơ bắp căng thẳng hoặc khó ngủ.

Mức độ nặng của rối loạn lo âu

Đánh giá nhanh chóng mức độ nặng của rối loạn lo âu tại nhà, miễn phí, có kết quả sau 5s, các bạn hãy vào đường link sau:

Đánh giá lo âu GAD-7

Phương pháp chính điều trị rối loạn lo âu

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu thường là sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và điều trị thuốc, là phương pháp được coi là hiệu quả nhất. Việc điều trị này đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn, bất kể liệu đó là điều trị thuốc hay tâm lý.

  • Liệu pháp tâm lý: Trong liệu pháp này, các chuyên gia tâm lý sẽ dành thời gian để hỗ trợ bạn trong việc khắc phục vấn đề của mình. Qua các buổi trò chuyện tâm lý, mục tiêu là giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình của mình, nhận biết những khó khăn đang diễn ra, và tìm ra các giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.
  • Sử dụng thuốc: Điều trị bằng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Các thuốc thường được sử dụng như thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm… Việc thăm khám đều đặn là rất quan trọng, giúp bác sĩ xác định loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của bạn.

Nếu bạn và người thân có các vấn đề trên thì hãy liên hệ trực tiếp tới Bs Ngô Tuấn Khiêm (Bs BV Bạch Mai) – Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ Trường Đại học Y Hà Nội – Bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Bach Mai, để đánh giá và tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn.

Với phương châm tất cả vì sức khỏe tinh thần người Việt, lan tỏa tri thức, giúp đỡ cộng đồng nhiều nhất có thể, hàng tháng Bác sĩ có hàng trăm suất tư vấn và điều trị miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn và người thân cần sự giúp đỡ của Bác sĩ, hãy liên hệ qua SĐT: 096.248.2813.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *