Stress là gì?
Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng quá mức do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, các vấn đề về gia đình, nơi làm việc….
Ai cũng có thể trải qua tình trạng stress, và mức độ cũng như cách cơ thể đáp ứng với stress đều khác nhau tùy thuộc vào tính cách của từng người. Ví dụ, người có tính cách quá cầu toàn và tỉ mỉ thường dễ bị căng thẳng hơn người bình thường.
Stress có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
- Trong công việc:
- Thay đổi nơi làm việc, bị sa thải, không tìm được việc làm, hoặc áp lực về thời gian hoàn thành công việc có thể gây căng thẳng.
- Sự khác biệt về văn hóa trong môi trường làm việc mới cũng có thể tạo ra tâm trạng lo lắng và hoang mang.
- Trong cuộc sống:
- Các yếu tố môi trường như thay đổi thất thường về thời tiết, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, và môi trường sống không lành mạnh đều ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái và sức khỏe của cơ thể.
- Các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như cưới hỏi, ly thân, ly hôn, sinh con, hay mất người thân cũng có thể gây ra căng thẳng.
- Do bản thân:
- Các thay đổi về cơ thể như bệnh tật, dậy thì, tiền mãn kinh, hay tuổi cao cũng có thể gây căng thẳng.
- Đôi khi, stress không phải do yếu tố bên ngoài tác động, mà do chính bản thân tự tạo áp lực và căng thẳng.
- Người có tính cách cầu toàn, bảo thủ thường dễ bị stress hơn người bình thường.
- Tâm lý không ổn định khiến bản thân nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh tiêu cực, dẫn đến tâm lý chán nản và mệt mỏi.
Các loại stress thường gặp hiện nay
Các loại stress phổ biến hiện nay. Có 2 dạng stress thường gặp như sau:
- Căng thẳng cấp tính: Đây là loại căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, xuất hiện đột ngột và tan biến nhanh chóng.
- Căng thẳng mạn tính: Bao gồm các triệu chứng lặp lại kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và khó điều trị triệt để, như căng thẳng trong mối quan hệ hôn nhân, công việc căng thẳng; hoặc sau khi trải qua những cảm xúc đau khổ và chấn thương tinh thần từ thuở nhỏ.
Dấu hiệu thường gặp của stress
Khi tình trạng căng thẳng kéo dài, người bị căng thẳng thường thấy một số dấu hiệu sau:
- Đau đầu, cảm giác chóng mặt.
- Nhịp tim tăng, khó thở.
- Mất ngủ.
- Lo âu, cảm giác sợ hãi quá mức.
- Ăn ít hoặc ăn quá nhiều.
- Khó tập trung, mất quan tâm đến các sở thích. Các dấu hiệu này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của bệnh nhân, điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực và làm cho tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các ảnh hưởng của stress đến con người
Stress có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm:
- Trầm cảm: Stress kéo dài dẫn đến tâm trạng và cảm xúc giảm sút, dễ gây trầm cảm.
- Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ: Stress làm tăng nhịp tim, gây cảm giác bồn chồn và khó ngủ.
- Tăng đường huyết: Stress kích thích gan giải phóng nhiều đường (glucose) vào máu, gây tổn thương dây thần kinh, đặc biệt là mắt và thận.
- Đau dạ dày: Acid dịch vị tiết ra nhiều hơn khiến dạ dày dễ tổn thương. Sự giảm hoạt động miễn dịch do hormone cortisol cũng làm tăng khả năng nhiễm khuẩn HP dạ dày.
- Rối loạn sinh lý: Stress ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở cả nam và nữ.
- Đau nhức cơ, xương, khớp: Cơ căng lên để đối phó với căng thẳng, dẫn đến triệu chứng đau nhức.
- Suy giảm miễn dịch: Stress làm suy giảm đề kháng, tạo điều kiện cho tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Bao gồm suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, bệnh tim, đau tim, huyết áp cao và đột quỵ.
Phương pháp điều trị stress
Phương pháp điều trị stress phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân. Bác sĩ thường đề xuất thay đổi môi trường sống cùng với việc sử dụng một số loại thuốc phù hợp.
Có những phương pháp kiểm soát và giảm căng thẳng được chứng minh hiệu quả như sau:
- Rèn luyện sức khỏe: Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể chất như tập thể dục, thiền, yoga.
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, không bỏ bữa, tránh thức ăn loại đồ ăn nhanh và các chất kích thích như rượu bia.
- Kiểm soát cảm xúc: Tìm kiếm những hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn.
Nếu không được điều trị, căng thẳng có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe như rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch, các vấn đề về đường tiêu hóa, suy giảm sinh lý, và hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Để phòng tránh căng thẳng, có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Giữ vững tinh thần lạc quan, tránh tiếp xúc với các chuyện khiến bạn buồn.
- Quản lý công việc và học tập một cách hợp lý, xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- Đặt ra mục tiêu thực tế và có kế hoạch để đạt được chúng.
- Đảm bảo ngủ đủ thời gian và chất lượng.
- Duỵên tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như chè, caffe, rượu, bia.
- Tăng cường các hoạt đông thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, thiền.
Tóm lại, căng thẳng là một trạng thái tâm lý mà cơ thể phản ứng để thích nghi với môi trường. Căng thẳng có thể tăng cường hiệu suất làm việc, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, quan trọng để nghỉ ngơi, thư giãn, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý khi cảm thấy không ổn định hoặc quá tải.
Nếu bạn và người thân có các vấn đề trên thì hãy liên hệ trực tiếp tới ThS. BSNT. Ngô Tuấn Khiêm – Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ Trường Đại học Y Hà Nội – Bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Bach Mai, để đánh giá và tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn.
Với phương châm tất cả vì sức khỏe tinh thần người Việt, lan tỏa tri thức, giúp đỡ cộng đồng nhiều nhất có thể, hàng tháng Bác sĩ có hàng trăm suất tư vấn và điều trị miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn và người thân cần sự giúp đỡ của Bác sĩ, hãy liên hệ qua SĐT: 096.248.2813.